Phương pháp, nội dung iBSB

NƠI KHÁC: “Lớp ngữ pháp”, “Lớp giao tiếp” luyện nghe nói, “Lớp phát âm”. Tách rời các lĩnh vực của một ngôn ngữ không khác gì trồng cây mà tháng này tưới nước, tháng sau cho năng, tháng tiếp mới bón phân.

iBSB: Một lớp học TẤT CẢ ngữ pháp, từ mới, và phát âm những từ đó thì mới thực sự cân bằng để giao tiếp được. Cân bằng cách lĩnh vực đó là khó, nên nhiều nới khác không làm.

NƠI KHÁC: Giáo viên giảng bài ngữ pháp thường rườm rà, dạy kết cấu không phù hợp với trình độ của học viên, nêu ví dụ mà thực tế người bản đia ít dùng, buộc học trò phải thuộc lòng máy móc.

iBSB: Giảng bài gọn gàng, dễ hiểu, giản thiểu tốt đa từ chuyên môn.

Học trò sẽ thấy ngữ pháp thật thú vị khi nó là “nỏ thần” nhân ra nhiều câu mà không bị “bồi”.

NƠI KHÁC: Học từ mới không hướng dẫn cách dùng phù hợp hoặc khi nào dùng nó, như không phân biệt cách nói giao tiếp/nghi thức nghe hơi ngượng.

iBSB: Từ lúc giảng bài cho đến khi học trò tập luyện, khi trò dùng từ không phù hợp sẽ được chỉ ra. Ví dụ, khi nào dùng “learn/study”, khi nào nói “What a nice person you are!” không phù hợp?!

NƠI KHÁC: Thuê giáo viên Tây phát âm các chữ/câu rồi trò nói theo. Nhiều người không để ý rằng, cũng như tiếng Việt, tiếng Anh cũng có nhiều giọng và cách phát âm khác nhau.

iBSB: Giáo viên Tây Hewey Truong chỉ ra nhiều cách phát âm: “chuẩn”, “khác” mà không bị coi là “sai”, v.v. Quan trọng không kém là sửa lại phát âm méo lệch của nhiều học viên.

Video file

NƠI KHÁC: Bài tập về nhà trong hầu hết sách trên thị trường thuộc dạng “mì ăn liền”, dễ soạn, học khó hiệu quả.

iBSB: Soạn bài một cách khoa học, phù hợp với trình độ của học viên thì sẽ nhớ lâu dài (từ vựng và ngữ pháp phù hợp với trình độ; không dùng từ mới ngữ pháp mới nếu chưa học). Chỉ dùng những từ/câu thực tế người bản địa hay dùng.

NƠI KHÁC: Giáo viên phát âm một kiểu, bài luyện nghe thì phát âm kiểu khác do dùng nguồn của tác giả khác

iBSB: Hầu hết bài nghe là do giáo viên chính Hewey Truong soạn, từ lớp thấp đến lớp nâng cao. Phát âm câu minh họa trong bài giảng như thế nào thì bài nghe cũng phat âm như vậy.

NƠI KHÁC: Khi lên lớp cao hơn, Thầy M dùng sách A, cô H dùng sách B. “Cái này đã học rồi mà!”. Phương pháp sư phạm và giáo trình rơi vào tình trạng thập cẩm.

iBSB: Từ lớp 1 đến các lớp nâng cao không bị gián đoạn do 1) nội dung được sắp xếp hệ thống, không chồng chéo 2) Học trò quen một cách dạy rồi tiếp thu sẽ liền mạch hơn.

NƠI KHÁC:  Dùng hình ảnh/vẽ để nhớ từ mới. Có sách dùng phương pháp kể câu truyện liên quan đến một từ để học hàng ngàn từ, nhưng phát âm nhiều chữ thì bị méo lệch.

iBSB: Cách học từ mới gồm 1) trước tiên là phát âm phải đúng và 2) dùng hình ảnh, câu truyện, video, hành động hay phương pháp khác phù hợp để nhớ chữ lâu dài.

Video file